Kỹ thuật nuôi bò sinh sản

Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ về kỹ thuật nuôi bò sinh sản đã được nhiều hộ chăn nuôi bò áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Sau đây là chi tiết các bước kỹ thuật nuôi bò sinh sản.
Kỹ thuật nuôi bò sinh sản

I. Đặc điểm sinh lý sinh sản ở bò cái:

a. Sự thành thục về tính:

Bò thành thục về tính khi nó đã sinh trưởng, và phát triển đến giai đoạn có khả năng sinh sản. Lúc này cơ quan sinh dục bắt đầu sinh các tế bào sinh dục có khả năng thụ tinh đồng thời dưới tác dụng của Hocmon cơ quan sinh dục cũng phát triển.

Lúc này bò cái xuất hiện chu kỳ động dục. Tuổi thành thục về tính ở các giống bò khác nhau là khác nhau, nó còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố mùa vụ, thức ăn, nuôi dưỡng chăm sóc và khí hậu.

Đối với bò VN tuổi thành thục về tính là 12-15 tháng, nhưng không thể cho bò phối vào lúc này vì sẽ ảnh hưởng xấu đến con bê sinh ra.

Bò cái nên cho nhảy lần đầu khi đã thành thục về thể vóc. Người ta thấy rằng nên cho bò cái phối giống có chửa khi đạt ít nhất 18 tháng tuổi.

b. Chu kỳ động dục:

Sự thay đổi về tính có chất chu kỳ gọi là chu kỳ động dục. Đối với bò chu kỳ động dục bình quân là 21 ngày (17-25 ngày). 
Trong 1 chu kỳ động dục người ta chia làm 4 thời kỳ:

+ Thời kỳ trước động dục.
+ Thời kỳ động dục.

+ Thời kỳ sau động dục.

+ Thời kỳ yên tĩnh.

c. Động dục của bò cái và thời kỳ phối giống thích hợp:

Động dục là lúc mà bộ máy sinh dục của bò cái chuẩn bị mọi điều kiện để thụ thai, cũng là lúc bò cái muốn gần bò đực, bò cái động dục trong khoảng 18-36 giờ và sau khi đẻ 20-28 ngày thì bò cái có thể động dục trở lại.

+ Biểu hiện của động dục:

Triệu chứng: Bò kém ăn, nhớn nhác, nhảy lên con bò khác, âu yếm con khác hoặc để con khác nhảy lên.

Biểu hiện ở cơ quan sinh dục: Âm hộ sưng, mép trong âm hộ màu đỏ, chảy nước nhờn từ lỏng đến đặc dần, màu chuyển từ từ trong sang đục dần, kiểm tra bên trong thấy tử cung cứng hơn bình thường, đuôi bò cái thường cong lên hoặc lệch sang một bên.

+ Thời điểm phối giống thích hợp: Thời gian rụng trứng 10-12 giờ sau khi kết thúc động dục và trứng chỉ sống trong khoảng 6-10 giờ sau khi trứng rụng. Còn tinh trùng chỉ sống trong đường sinh dục bò cái 12-18 giờ sau khi dẫn tinh. Vì vậy ta phải nên phối giống cho bò 2 lần để đón trước và sau, tức là lần đầu vào lúc 12 giờ sau khi bắt đầu động dục và lần 2 sau khi phối lần trước 12 giờ.

Về biểu hiện lâm sàng: Khi thấy nước nhờn keo và đục, âm hộ sưng và mặt trong chuyển sang màu đỏ đậm, nhìn thấy đuôi bò quệt nước nhờn dính và bò cái chịu đứng im cho bò đực nhảy lên. Đó là triệu chứng phát hiện thời điểm để thụ tinh cho bò đạt kết quả cao.

II. Thụ tinh và mang thai:

 Trong chu kỳ sinh dục nếu trứng chín rụng và gặp tinh trùng thì trứng có thể được thụ tinh. Vị trí thụ tinh tốt nhất là 1/3 phía trên của ống dẫn trứng và tạo thành hợp tử. Nếu tử cung có đủ điều kiện thì hợp tử bắt đầu làm tổ và phát triển. Thời điểm hợp tử định vị ở tử cung và phát triển gọi là thời điểm mang thai. 
Thời gian mang thai ở bò khá ổn định: 280 ngày. Thời gian mang thai chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh song không nhiều lắm, trong quá trình chửa bò mẹ có những thay đổi rất lớn nhằm vào mục đích bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Đó là các thay đổi

+ Trao đổi chất: tăng trong quá trình đồng hoá, giảm quá trình dị hoá vì vậy gia súc có chửa ăn nhiều, tỷ lệ tiêu hoá cao, tích luỹ nhiều hơn giúp bào thai phát triển. Trong quá trình mang thai bò mẹ béo lên.

 + Quá trình mang thai chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: 0-4 tháng.
 - Giai đoạn 2: 5-đẻ.
       

Ở tháng thứ nhất trọng lượng thai là 0,003kg, đến tháng thứ 9 trọng lượng thai: 40kg. Do vậy nhu cầu thức ăn cho việc phát triển thai là bò mẹ ăn tốt ngay từ đầu. Đặc biệt chú ý bổ sung khoáng.

+ Thay đổi về màu: Thay đổi về thành phần và tính chất.
+ Thay đổi về hocmon: Thời gian mang thai cơ thể bò mẹ có sự thay đổi về thành phần, tính chất hoạt động, hướng tác dụng của các hocmon.

III. Động dục trở lại:

Thời gian động dục trở lại sau khi đẻ là thời gian tính bằng ngày khi xuất hiện chu kỳ động dục đầu tiên sau khi đẻ, thời gian này chịu ảnh hưởng tính năng sản xuất của bò cái sinh sản và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

            + Giống.
            + Ảnh hưởng của quá trình đẻ.
            + Ảnh hưởng do dinh dưỡng.

            Đối với đàn bò vàng VN thời gian động dục trở lại thường là 1-3 tháng sau khi đẻ.

IV. Nuôi dưỡng và thức ăn cho bò cái sinh sản:
 
a. Nuôi dưỡng:
 
+ Định tiêu chuẩn thức ăn cho bò:
 
Để xác định ta căn cứ vào:
 
* Trọng lượng sống của bò.
 
* Thời kỳ có chửa của bò để xác định tiêu chuẩn nuôi thai.
 
* Dựa vào bò có kết hợp cày kéo hay không.
 
* Con bò cái có còn lớn (sinh trưởng) không để xác định tiêu chuẩn về sinh trưởng.
 
* Căn cứ vào mùa vụ để có tiêu chuẩn bồi dưỡng.
 
 b. Thức ăn: 
Chăm sóc bò chửa
Thức ăn chủ yếu là cỏ xanh, phụ phế phẩm trồng trọt và công nghiệp như rơm, vỏ thân cây bắp, đọt mía, thân các loại cây họ đậu, cám, rỉ mật …
 
c. Chế biến thức ăn cho bò cái chửa
 Bà con dùng Máy băm cây ngô, cỏ voi 3A3kW để băm nghiền nhỏ: Rơm, cây bắp, cỏ voi,.. 
Rồi trộn đều với công thức như sau:
- 30Kg cỏ tươi
- 2 Kg rơm ủ
- 1Kg thức ăn tinh (ngô, cám,…)
- 25- 30gr muối
- 30-40 gr bột xương
 
Lưu ý: Tiêu chuẩn ăn của bò cái sinh sản mỗi ngày bà con cho ăn khoảng 30Kg thức ăn tổng hợp là vừa đủ. Và không bắt bò làm những việc nặng như: Cày bừa, kéo xe,… Tránh xua đuổi mạnh đối với bò đang có chửa tháng thứ 3, tháng thứ 7, thứ 8.
 
Hiện nay, Công ty chúng tôi có cung cấp các chế phẩm dùng để ủ hoặc trộn thức ăn cho bò như: Men ủ BTV, Chế phẩm sinh học EM1, Mật rỉ đường.
Kỹ thuật nuôi bò sinh sản
Kỹ thuật nuôi bò sinh sản
 
Bà con có nhu cầu xin liên hệ với công ty chúng tôi theo số: 02422 05 05 05 - 0914567869 để được cung cấp các chế phẩm sinh học tốt nhất.


Bài viết liên quan

Không có bài viết liên quan

Bình luận

Lưu ý: không hỗ trợ mã HTML !